Bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, khi mà người Tây Ban Nha tìm ra các mỏ vàng tại Châu Mỹ, tiềm lực kinh tế của vương quốc đã tăng lên đáng kể. Sevilla lúc bấy giờ là trạm trung chuyển quan trọng nhất nối giữa thế giới mới và Châu Âu. Rất nhiều dòng tộc có danh tiếng giàu lên nhờ giao lưu thương mại và cầm trịch nền kinh tế. Vua Tây Ban Nha đã rất khôn khéo trong việc liên minh với những gia đình giàu có này để cai trị đất nước. Họ trao cho con cháu các gia đình những vị trí chủ chốt. Riêng đối với thành Sevilla, nhà vua thiết kế ra một chức vụ tương đương với tổng chấn, có quyền thay mặt vua xử lý tất cả các công việc hành chính. Trong thế kỷ 15, dòng họ nhà Enriques được ban tặng đặc quyền này. Casa de pitalos được xây dựng để khẳng định đẳng cấp của họ. Ngày nay, di tích này vẫn thuộc quyền sở hữu của hậu duệ dòng họ này và họ còn lập cả một quỹ phi chính phủ với mục đích quyên góp tiền bảo tồn công trình.
Câu chuyện xoay quanh việc xây dựng Casa del Pilatos cũng rất thú vị. Ông Fadrique Enriquez, vị tổng chấn của Sevilla và là người đặt nền móng đầu tiên cho công trình này, đã có một chuyến công tác đến đất nước Israel vào đầu thế kỷ 16. Tại đây, ông đã có dịp tham quan di tích dinh thự của Ponce Pilate và bị ấn tượng bởi mức độ xa hoa của nơi này. Khi quay trở về Tây Ban Nha, ông đã cho thiết kế cung điện của mình với khá nhiều hạng mục có nét giống với phiên bản ở Israel. Cái tên pilatos chính là có nguồn gốc từ tên của ông tổng chấn Ponce Pilate. Nếu như những ai đã từng đọc lịch sử Thiên chúa giáo thì sẽ biết rằng Ponce Pilate chính là người đã xét xử và phán quyết lệnh tử hình đối với chúa Jesus.
Nếu chỉ nhìn casa pilatos từ phía tường rào bên ngoài, sẽ có khó có thể đánh giá được mức độ xa hoa của nó. Như rất nhiều công trình kiến trúc vùng Andalucia, vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, nên thường thì họa tiết trang trí trên bề mặt tường bao bọc bên ngoài quần thể kiến trúc bao giờ cũng rất nghèo nàn. Nếu như không để ý kỹ, thậm chí bạn sẽ thấy cổng vào của địa danh này như một tòa nhà dân sự bình thường và có thể chỉ đi băng qua nó lúc nào không hay. Nhưng khi vào trong, du khách sẽ ngay lập tức bị choáng ngợp bởi sự hoành tráng của nơi này.
Nếu chỉ nhìn casa pilatos từ phía tường rào bên ngoài, sẽ có khó có thể đánh giá được mức độ xa hoa của nó. Như rất nhiều công trình kiến trúc vùng Andalucia, vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, nên thường thì họa tiết trang trí trên bề mặt tường bao bọc bên ngoài quần thể kiến trúc bao giờ cũng rất nghèo nàn. Nếu như không để ý kỹ, thậm chí bạn sẽ thấy cổng vào của địa danh này như một tòa nhà dân sự bình thường và có thể chỉ đi băng qua nó lúc nào không hay. Nhưng khi vào trong, du khách sẽ ngay lập tức bị choáng ngợp bởi sự hoành tráng của nơi này.
Xen lẫn với các mô típ Hy Lạp – La Mã tất nhiên là các họa tiết mang đậm bản sắc Hồi giáo. Đó là những nét cây hoa lá cành khắc trên bề mặt tường, những cách trang trí gạch men lát với đủ các loại màu sặc sỡ. Khi đi vào đây, tôi hết cúi đầu xuống đất rồi lại ngửa cổ lên trời, đó là bởi vì khắp nơi đều là những họa tiết trang trí rất chi tiết và tinh xảo, từ nền nhà đến trần nhà. Thật là mỏi cổ!
Như một quy luật chung của các công trình dân sự ở Andalucia, Casa de Pilatos sở hữu một khu vườn với các thể loại cây rất đa dạng: cây cọ, cây cam, cây hoa nhài…
Ra khỏi Casa de Pilatos thì đã là đầu giờ chiều, để không bị bội thực bởi các công trình kiến trúc, tôi quyết định tham quan đấu trường bò tót Maestranza, một địa danh không thể bỏ qua ở Sevilla bởi nó làm toát lên cái hồn của Andalucia. Như đã nói ngay ở phần I, quê hương của truyền thống đấu bò tót chính là ở vùng Andalucia này và tìm hiểu nó là một điều cần thiết nếu như bạn thực sự muốn khám phá văn hóa Tây Ban Nha một cách đúng nghĩa. Đến tham quan đấu trường bò tót Maestranza, tôi không chỉ có dịp chiêm ngưỡng công trình kiến trúc có sức chứa hơn 12000 khán giả mà còn tìm hiểu cả một lịch sử phát triến của nghệ thuật đấu bò tót kèm theo những câu chuyện thú vị xoay quanh nó. Trong bài viết này, tôi không viết quá dài về nguồn gốc và quá trình hình thành truyền thống đấu bò tót (xemthêm ở đây).
Một điểm mạnh của địa danh này, đó là du khách không được phép thăm tự do mà phải đi theo tour được đảm nhiệm bởi ban quản lý di tích tại đây. Điều đó có nghĩa là giờ mở cửa cho du khách vào bên trong luôn trùng với giờ tour diễn ra (tầm 30 phút) và chi phí này đã bao gồm sẵn trong tấm vé 4EUR vào cửa. Chẳng việc gì phải bỏ phí cơ hội này khi mà nhân viên thuyết minh sẽ giới thiệu rất rõ ràng cho bạn lúc tham quan khuôn viên khán đài và một viện bảo tàng nhỏ.
Một điểm mạnh của địa danh này, đó là du khách không được phép thăm tự do mà phải đi theo tour được đảm nhiệm bởi ban quản lý di tích tại đây. Điều đó có nghĩa là giờ mở cửa cho du khách vào bên trong luôn trùng với giờ tour diễn ra (tầm 30 phút) và chi phí này đã bao gồm sẵn trong tấm vé 4EUR vào cửa. Chẳng việc gì phải bỏ phí cơ hội này khi mà nhân viên thuyết minh sẽ giới thiệu rất rõ ràng cho bạn lúc tham quan khuôn viên khán đài và một viện bảo tàng nhỏ.
Được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, đây được coi là một trong số ít đấu trường nổi tiếng nhất Tây Ban Nha. Cũng phải nói rằng thế kỷ 18 là giai đoạn mà những kỹ thuật cũng như luật lệ đấu bò tót chính thức được hình thành một cách bài bản. Nếu như trước đó, đấu bò tót chỉ diễn ra một cách tự phát tại các hội trường được dựng lên một cách tạm bợ thì thế kỷ 18-19 chứng kiến các đấu trường được quy hoạch đàng hoàng. Đi xem biểu diễn đấu bò tót thời bấy giờ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của tầng lớp bình dân Tây Ban Nha. Các bạn biết đấy, người Việt Nam chúng ta bây giờ còn có dịp rủ nhau đi nhậu nhẹt hoặc hát karaoke xả stress sau giờ làm việc. Hồi ấy ở bên Tây Ban Nha thì làm gì có mấy món này. Thế nên để giải khuây sau những ngày làm việc vất vả, tầng lớp lao động tìm đến đấu trường, nơi diễn ra vài lần một năm các màn biểu diễn gay cấn trước bò tót, bởi đó là cơ hội để họ hò hét, tìm đến những cung bậc cao trào của cảm xúc.
Bảo tàng này trưng bày một bộ sưu tầm khá ấn tượng về các trang phục biểu diễn, poster, đầu bò tót, các bức tranh miêu tả những đấu sĩ bò tót huyền thoại trong đó phải kể đến Juan Belmonte và Joselito El Gallo.
Theo truyền thống, trước khi bắt đầu cuộc đối đầu với bò tót, các đấu sỹ quỳ gối cầu nguyện trước bức tượng Đức Mẹ Maria để xin được phù hộ độ trì không bị bò tót gây tổn hại đến tính mạng. Phong tục này được miêu tả rất rõ trong bộ phim Manolete. Nên nhớ rằng rủi ro thiệt mạng hoặc chấn thương khi đối đầu với bò tót là rất cao.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1948 đến 1993 đã có 4 ca tử vong. Vì lý do trên, đã có những tiểu xảo thủ đoạn được sử dụng để làm giảm nguy cơ này. Một số phương pháp bao gồm: cho bò tót uống “thuốc lắc” để sự hung hãn của nó bị giảm đi, cho ăn không đủ chất, bào mòn sừng bò để giảm độ sắc nhọn…
Nếu tính từ năm 1801 đến nay thì mới chỉ có 8 ca tử vong của đấu sĩ bò tót. Còn về phía con vật này thì số lượng chết không đếm xuể. Chính vì trường hợp bò bị giết quá phổ biến, nên việc một con bò giết được đấu sĩ là một chuyện hiếm. Con bò này có tên là Islero, được coi như một “hiên tượng” khi đã thành công trong việc hạ gục Manuel Rodriguez Sanchez vào năm 1947 và ông này hồi đó đang là số 1 về món đấu bò tót.
Về phần cấu trúc đấu trường, người ta chia ra làm các hạng ghế và khán đài khác nhau, giữa chỗ có mái che hoặc không. Những chỗ trong bóng râm thì tất nhiên là giá vé đắt hơn. Có khoảng 10 chỗ thuộc dạng VIP nhất thì luôn được dành cho hoàng gia Tây Ban Nha và các vị khách mời cấp cao. Còn những chỗ ngồi nằm ở tầng hai, trong bóng râm thì dành cho quan chức nhà nước.
Ngày nay, đấu trường bò tót ở Sevilla là một trong số ít nơi trên thế giới vẫn còn diễn ra các màn trình diễn đấu bò tót. Dưới búa rìu dư luận của không ít khu vực trong nước (đặc biệt là xứ Catalan) và sự công kích của nhiều hiệp hội bảo vệ động vật trên thế giới, truyền thống đấu bò tót đang có nguy cơ bị xóa sổ một ngày nào đó. Nhưng để chờ đến ngày đó, có lẽ các đấu sĩ bò tót vẫn còn nhiều cơ hội để kiếm chác. Theo thông tin của cô thuyết minh điểm, một show diễn ở đây kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi với 3 đấu sĩ VS 6 con bò tót. Và mỗi khi đấu sĩ dành chiến thắng, anh ta có thể bỏ túi tới 350.000 EUR.
Để kết thúc ngày tham quan thứ hai, tôi thăm quảng trường Plaza Espana, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Sevilla và nằm khá gần nhà thờ lớn. Có vẻ như mỗi thành phố của Tây Ban Nha đều có một quảng trường với cái tên Plaza Espana, tôi thấy cái tên này ở Madrid, Barcelona. Nhưng chắc chắn tôi thích phiên bản ở Sevilla nhất vì lối kiến trúc độc đáo của nó. Chẳng vì thế mà nơi đây được chọn làm cảnh quay trong một số bộ phim Hollywood, trong đó phải kể đến Chiến tranh giữa các vì sao (2002).
Ngày nay, đấu trường bò tót ở Sevilla là một trong số ít nơi trên thế giới vẫn còn diễn ra các màn trình diễn đấu bò tót. Dưới búa rìu dư luận của không ít khu vực trong nước (đặc biệt là xứ Catalan) và sự công kích của nhiều hiệp hội bảo vệ động vật trên thế giới, truyền thống đấu bò tót đang có nguy cơ bị xóa sổ một ngày nào đó. Nhưng để chờ đến ngày đó, có lẽ các đấu sĩ bò tót vẫn còn nhiều cơ hội để kiếm chác. Theo thông tin của cô thuyết minh điểm, một show diễn ở đây kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi với 3 đấu sĩ VS 6 con bò tót. Và mỗi khi đấu sĩ dành chiến thắng, anh ta có thể bỏ túi tới 350.000 EUR.
Để kết thúc ngày tham quan thứ hai, tôi thăm quảng trường Plaza Espana, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Sevilla và nằm khá gần nhà thờ lớn. Có vẻ như mỗi thành phố của Tây Ban Nha đều có một quảng trường với cái tên Plaza Espana, tôi thấy cái tên này ở Madrid, Barcelona. Nhưng chắc chắn tôi thích phiên bản ở Sevilla nhất vì lối kiến trúc độc đáo của nó. Chẳng vì thế mà nơi đây được chọn làm cảnh quay trong một số bộ phim Hollywood, trong đó phải kể đến Chiến tranh giữa các vì sao (2002).
Được xây dựng vào năm 1929 nhằm đón chào sự kiện triển lãm thế giới, Plaza Espana nổi bật với những bức tường và rào chắn được trang trí 100% bằng gạch men sặc sỡ. Quảng trường này là một biểu tượng cho sự rộng mở của Tây Ban Nha đại lục ra thế giới bên ngoài, đặc biệt là đối với các thuộc địa cũ của quốc gia này tại Châu Mỹ latinh. Chẳng vì thế mà sự kiện triển lãm năm 1929 được tổ chức với chủ ý củng cố mối quan hệ mật thiết giữa “đất mẹ” Tây Ban Nha và những quốc gia khối tiếng này bên kia Đại Tây Dương.
Dự án xây quảng trường cũng là một dịp để người dân Sevilla tự hào về thành phố của họ, một thành phố với bộ mặt mới đạt đến đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như mong đợi của họ. Năm 1929 rơi đúng vào năm đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Vì thế, lượng khách từ Châu Mỹ latinh đã không đến tham dự triển lãm này nhiều như dự kiến.
Dự án xây quảng trường cũng là một dịp để người dân Sevilla tự hào về thành phố của họ, một thành phố với bộ mặt mới đạt đến đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như mong đợi của họ. Năm 1929 rơi đúng vào năm đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Vì thế, lượng khách từ Châu Mỹ latinh đã không đến tham dự triển lãm này nhiều như dự kiến.
Khi tiến sát đến gần khu tòa nhà, sẽ hiện ra trước mặt một rào tường hình bán nguyệt, được trang trí với các họa tiết phù điêu miêu tả lịch sử của 48 tỉnh thành trên lãnh thổ Tây Ban Nha. Những bức tượng bán thân là chân dung của những nhân vật quan trọng trong lịch sử nước này.
Theo như lịch trình dự kiến, tôi chỉ có hai ngày tham quan Sevilla và ngày mai sẽ là một chương trình khác. Vì thế, tôi quyết định đi xem biểu diễn flamenco, một tiết mục không thể bỏ qua. Flamenco là linh hồn của Sevilla, hơn bất cứ thành phố nào khác của Tây Ban Nha. Trong tất cả các thành phố của đất nước này, tôi chưa thấy nơi nào mà điệu nhảy flamenco hiện diện nhiều như thế. Cũng phải thôi, người ta vẫn thường bảo vùng Andalucia là nơi sinh ra flamenco và người dân nơi đây có quyền tự hào về nó. Bạn có thể tìm hiểu thêm nguồn gốc lịch sử của dòng nghệ thuật này tại đây.
Như một lẽ dĩ nhiên, tham gia xem một buổi biểu diễn điệu nhảy này là trải nghiệm bắt buộc với bất cứ du khách nào đặt chân đến đây. Vấn đề đặt ra nằm ở việc nên chọn điểm nào cho thích hợp trong số hàng chục địa điểm có cách chào mời na ná nhau. Đối với một người không sành sỏi như tôi, đây không phải là một điều đơn giản.
Ông nào cũng tự xưng là đệ nhất flamenco với những hảo thủ bậc nhất thế giới, mà giá của ông nào cũng chát ngang nhau tầm từ 15EUR đến 50 EUR tùy thuộc vào việc chỉ đến xem show diễn hay là còn kèm với bữa tối hay đồ uống. Sau khi tìm hiểu thông tin trong các quyển cẩm nang, một loạt những cái tên sừng sỏ hiện ra: Tablao El Arenal, El Palacio Andaluz, El Palacio Sevillano, El Museo del Baile Flamenco, Casa de la Memoria, Carboneria. Chọn cái nào đây? Rất may mắn là cậu lễ tân ở nhà nghỉ Thái balo ở đã giải thích một mẹo để có được sự lựa chọn đúng đắn. Theo như cậu ta nói, ở thành phố Sevilla này có 3 loại biểu diễn flamenco: dưới dạng concert trong một nơi có sân khấu đàng hoàng, trong một quán bar tapas vào buổi tối, hoặc trong một quán bar tapas sau nửa đêm. Trong tất cả 3 loại này thì loại đầu tiên có vẻ như là sự lựa chọn thích hợp nhất bởi rẻ tiền hơn (hầu như chỉ mất vé vào cửa chứ không phải trả thêm những phí phát sinh như tiền ăn hay đồ uống), được trang bị điều hòa nhiệt độ (rất quan trọng vì nếu vào mùa hè thì rất nóng), và không bị tình trạng quá đông khách lui đến như hai trường hợp còn lại.
Và Casa de la Memoria là sự lựa chọn cuối cùng của tôi: 16 EUR và biểu diễn vào lúc 21h trong vòng 1 tiếng, rất hợp lý sau khi đã ăn tối xong. Được thiết kế bên trong một cung điện cũ, khuôn viên sân khấu này tọa lạc ngay chính giữa trung tâm Sevilla, trong khu phố cổ Santa Cruz nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Những yếu tố này khiến cho Casa de la Memoria là một trong những địa điểm hút khách nhất thành phố và rất dễ bị hết chỗ nếu không đặt trước. Nhờ những lời tư vấn rất hữu ích của cậu lễ tân, tôi đã đặt vé từ hôm trước và có mặt ở đây trước nửa tiếng để soán vị trí ghế đẹp nhất gần sân khấu.
Ông nào cũng tự xưng là đệ nhất flamenco với những hảo thủ bậc nhất thế giới, mà giá của ông nào cũng chát ngang nhau tầm từ 15EUR đến 50 EUR tùy thuộc vào việc chỉ đến xem show diễn hay là còn kèm với bữa tối hay đồ uống. Sau khi tìm hiểu thông tin trong các quyển cẩm nang, một loạt những cái tên sừng sỏ hiện ra: Tablao El Arenal, El Palacio Andaluz, El Palacio Sevillano, El Museo del Baile Flamenco, Casa de la Memoria, Carboneria. Chọn cái nào đây? Rất may mắn là cậu lễ tân ở nhà nghỉ Thái balo ở đã giải thích một mẹo để có được sự lựa chọn đúng đắn. Theo như cậu ta nói, ở thành phố Sevilla này có 3 loại biểu diễn flamenco: dưới dạng concert trong một nơi có sân khấu đàng hoàng, trong một quán bar tapas vào buổi tối, hoặc trong một quán bar tapas sau nửa đêm. Trong tất cả 3 loại này thì loại đầu tiên có vẻ như là sự lựa chọn thích hợp nhất bởi rẻ tiền hơn (hầu như chỉ mất vé vào cửa chứ không phải trả thêm những phí phát sinh như tiền ăn hay đồ uống), được trang bị điều hòa nhiệt độ (rất quan trọng vì nếu vào mùa hè thì rất nóng), và không bị tình trạng quá đông khách lui đến như hai trường hợp còn lại.
Và Casa de la Memoria là sự lựa chọn cuối cùng của tôi: 16 EUR và biểu diễn vào lúc 21h trong vòng 1 tiếng, rất hợp lý sau khi đã ăn tối xong. Được thiết kế bên trong một cung điện cũ, khuôn viên sân khấu này tọa lạc ngay chính giữa trung tâm Sevilla, trong khu phố cổ Santa Cruz nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Những yếu tố này khiến cho Casa de la Memoria là một trong những địa điểm hút khách nhất thành phố và rất dễ bị hết chỗ nếu không đặt trước. Nhờ những lời tư vấn rất hữu ích của cậu lễ tân, tôi đã đặt vé từ hôm trước và có mặt ở đây trước nửa tiếng để soán vị trí ghế đẹp nhất gần sân khấu.
Nếu để ý đến biểu hiện sắc mặt cũng như các cử động của cơ thể của vũ công, bạn sẽ nhận ra một vẻ u sầu hay ảm đạm nào đó, xen lẫn với sự đấu tranh mạnh mẽ trong nội tâm. Một vũ công giỏi thường phải làm toát lên được thần sắc đó và phải truyền cảm được đến người nghe. Vậy thì tại sao đặc điểm của một điệu flamenco đúng nghĩa thì lại phải như vậy? Nguyên nhân giải thích điều này đến từ chính nguồn gốc phát triển của điệu flamenco. Đã từ rất lâu rồi, dòng nghệ thuật này là một món ăn tinh thần thường ngày của tầng lớp thấp nhất của xã hội Tây Ban Nha, đặc biệt là vào những thế kỷ 18-19. Đó là giai đoạn mà những người lao động chân tay hay cộng đồng Zigan phải sống những tháng ngày rất khổ cực, đặc biệt là người Zigan. Họ bị phân biệt đối xử và phải sống khá chui lủi trong những khu phố ổ chuột. Để quên đi những nỗi lo toan thường ngày, họ sum vầy cùng với nhau, người gẩy đàn, người hát, người nhảy và tạo ra một điệu flamenco với những kỹ thuật cử động rất mạnh mẽ, tất cả là để xua tan nỗi phiền muộn trong lòng. Những gót giày đập liên tục lên mặt đất khiến người xem có cảm giác như vũ công đang tức giận và cần trút cơn tức ấy lên một cái gì đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét